Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất ngày càng tiến bộ kéo theo là nhu cầu anh ninh, bảo vệ tài sản cũng ngày càng tăng cao do đó việc lắp đặt hệ thống camera giám sát cũng cần có những sự thay đổi và cải tiến hơn. Camera IP ngày nay không còn chỉ dành riêng cho các khách sạn, resort hay cơ sở kinh doanh lớn mà đang dần phổ biến hơn đối với đại đa số căn hộ gia đình và cơ sở kinh doanh nhỏ. Tuy nhiên không phải hệ thống camera IP nào cũng phù hợp cho mọi nhu cầu, vậy nên cần có sự tìm hiểu rõ trước khi lựa chọn giải pháp này!
1. CAMERA IP LÀ GÌ?
Camera IP là viết tắt của Internet Protocol, tương tự như ngôn ngữ sử dụng trong hệ thống mạng. Mỗi camera IP có thể coi như là một IP, có thể hoạt động độc lập như một thiết bị mạng. Camera IP được chia làm 2 loại là camera IP có dây và camera IP không dây (Wifi).
2. HỆ THỐNG CAMERA IP KHÔNG DÂY ĐƠN GIẢN THƯỜNG CÓ GÌ?
- Camera IP không dây
- Thẻ nhớ lưu trữ
- Bộ nguồn
- Dây tín hiệu (dây mạng nếu cần)
Đặc điểm:
Hệ thống camera IP không dây được thiết kế để lắp đặt với những nhu cầu quan sát nhỏ như lắp camera cho gia đình, cửa hàng nhỏ từ 1 – 2 camera.
Camera IP không dây có thiết kế đẹp, thẩm mỹ và thường được trang bị thêm ăng-ten để có thể bắt wifi tốt hơn. Tuy nhiên, độ ổn định của camera không dây wifi phụ thuộc vào độ ổn định của mạng Internet. Nếu mạng wifi không ổn định ta có thể cắm dây mạng vào sau camera để bắt trực tiếp mạng LAN.ờng hợp cần lắp nhiều camera như nhà xưởng, kho bãi… với nhu cầu lưu trữ lâu dài.
3. HỆ THỐNG CAMERA IP CHUYÊN NGHIỆP THƯỜNG CÓ GÌ?
⭐ Camera IP: Giúp quan sát, ghi lại hình ảnh
⭐ Đầu ghi hình camera: Là bộ phận tiếp nhận, xử lý hình ảnh camera. Trên đầu ghi hình thông thường có 5 loại cổng mà ta đáng lưu ý: VideoInput, VideoOutput, AudioInput, AudioOutput và RJ45
⭐ Ổ cứng chuyên dụng camera: Đây là bộ phận lưu trữ toàn bộ hình ảnh của camera ghi lại, tùy vào nhu cầu lưu trữ bạn có thể lựa chọn dung lượng ổ cứng phù hợp.
⭐ Hệ thống Switch: Đây là thiết bị để kết nối nhiều camera với nhau, các camera trong 1 vùng sẽ tập trung về Switch, các Switch sẽ kết nối với nhau và chỉ cần 1 đường dây nối về đầu ghi hình.
⭐ Dây nguồn camera: đối với dòng camera IP thông thường sẽ dùng dây nguồn để cấp điện và dây mạng để truyền tín hiệu. Tuy nhiên hiện nay nhiều dòng camera PoE cho phép cấp nguồn và tín hiệu đồng thời qua dây mạng, từ đó sẽ giúp giảm chi phí dây nguồn cũng như việc đi dây dễ dàng hơn.
Ưu điểm của hệ thống Camera IP:
✔️ Truy cập từ xa: Camera IP cho phép người dùng theo dõi trong thời gian thực từ bất kỳ máy tính nào ở bất cứ nơi đâu trên thế giới và từ nhiều thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính…
✔️ Hệ thống camera IP cho phép di chuyển, nâng cấp hệ thống rất dễ dàng bởi khả năng kết nối và mở rộng kết nối qua Switch rất đơn giản.Có yêu cầu cao về dung lượng mạng, nếu hệ thống mạng không tốt mà hệ thống lắp nhiều camera sẽ dẫn đến hiện tượng chậm, lag khi xem lại hoặc xem trực tiếp camera.
Nhược điểm của hệ thống Camera IP:
❌ Có yêu cầu cao về dung lượng mạng, nếu hệ thống mạng không tốt mà hệ thống lắp nhiều camera sẽ dẫn đến hiện tượng chậm, lag khi xem lại hoặc xem trực tiếp camera.
❌ Rào cản kỹ thuật: Không đơn giản như việc cài đặt hệ thống camera analog, hệ thống camera IP muốn cài đặt bạn cần biết một số kiến thức về mạng. Chính vì thế, cách tốt nhất là để kỹ thuật viên camera cài đặt để có một hệ thống hoàn chỉnh.
❌ Dễ bị xâm nhập trái phép: hệ thống camera IP hoạt động trên nền tảng Internet nên rất dễ bị các hacker xâm nhập. Bạn nên lưu ý không để mật khẩu mặc định và thay mật khẩu định kỳ để hệ thống được bảo mật tốt hơn.
❌ Hệ thống camera IP cần hạ tầng cơ sở mạng được ổn định để truyền tải được tốt nhất. Sử dụng tốn nhiều băng thông hơn so với hệ thống camera Analog. Tuy nhiên, nếu Internet có tốc độ cao thì vấn đề này sẽ được giải quyết.